Hướng dẫn duaboot macOS với Window
Để tương thích tốt nhất cho việc chạy dualboot macOS và Windows thì mọi người nên cài macOS xong rồi cài lại Windows.
Để không bị gộp chung EFI macOS với Window thì các bạn vào WinPE disable ổ cứng chứa macOS rồi cài Window trong môi trường WinPE cho tiện hoặc tháo luôn ổ cứng rồi hãy cài Window.
Đa số trường hợp cài Window sau khi cài macOS thì sẽ tự nhận dualboot luôn mà không cần chỉnh sửa gì nữa.
Trường hợp không muốn cài lại win thì thực hiện các bước sau đây để việc sử dụng song song macOS và Window thuận lợi nhất nha.
Dualboot trên 2 ổ cứng khác nhau:
Các bạn chỉ cần copy EFI từ phân vùng EFI trên USB sang phân vùng EFI trên ổ cứng cài macOS là xong
Dualboot trên cùng ổ cứng:
Đơn giản nhất là tạo thêm 1 phân vùng EFI mới với dung lượng 200MB và copy EFI từ USB sang là được.
Nếu muốn gộp 2 EFI làm 1 thì các bạn làm theo các bước sau đây:
Clover:
1.Mở Finder rồi đến đường dẫn EFI/Microsoft/Boot/ trên ổ cứng.
2. Đổi tên bootmgfw.efi to bootmgfw-orig.efi
3. Mở Finder rồi đến đường dẫn EFI/BOOT/ trên USB 4. Copy BOOTX64.efi 5. Rồi đến đường dẫn EFI/Windows/Boot trên ổ cứng 6. Paste BOOTX64.efi tại đây 7. Đổi tên BOOTX64.efi thành bootmgfw.efi 8. Copy thư mục Clover từ EFI trên USB sang thư mục EFI trên ổ cứng 9. Giờ có thể khởi động lại và chọn Boot Windows và macOS từ Clover.
OpenCore:
Mở config.plist lên sửa 2 dòng lệnh sau đây để không bị ghi đè thông tin macOS cho Window:
· Kernel -> Quirk -> CustomSMBIOSGuid -> True · PlatformInfo -> UpdateSMBIOSMode -> Custom
Copy thư mục OC từ EFI/EFI trên USB sang EFI/EFI trên ỏ cứng.
Nếu BIOS không nhận boot OpenCore thì phải add boot OpenCore bằng tay.
Hướng dẫn add boot bằng tay trong WinPE
Bấm OK để hoàn tất việc tạo boot.
Bấm chọn vào boot vừa tạo và đưa nó lên đầu danh sách bằng biểu tượng có mũi tên đi lên.Restart và tận hưởng thành quả. Chúc các bạn thành công!
Last updated